Hướng dẫn nộp đơn đăng ký Sáng chế/GPHI tại Việt Nam

Hướng dẫn nộp đơn đăng ký Sáng chế/GPHI tại Việt Nam

Trong bài viết này, BIGPRO xin cung cấp tới Quý khách hàng các nội dung mà người nộp đơn cần tìm hiểu khi muốn nộp đơn đăng ký Sáng chế tại Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm những tài liệu gì?
Cách thức nộp đơn đăng ký sáng chế?

A..Tài liệu cần chuẩn bị khi nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

1..Tài liệu cần có của đơn (tài liệu tối thiểu)

– 02 Tờ khai (theo mẫu tờ khai đăng ký sáng chế tại Phụ lục 1 – Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
– 02 Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích;
– 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trong đó, yêu cầu đối với Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích như sau:
Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

Phần mô tả: phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:
+ Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được].

Phần yêu cầu bảo hộ: được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.

Phần hình vẽ, sơ đồ (nếu có): được tách thành trang riêng.

2. Các tài liệu khác (nếu có)

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký
– Các yêu cầu về tờ khai, yêu cầu về hình thức của các tài liệu nộp kèm tờ khai được quy định tại Phần II, Phần III – Phụ lục 1 – Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
– Các yêu cầu đối với bản mô tả sáng chế được quy định tại Phần IV – Phụ lục 1 – Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

B. Cách thức nộp đơn đăng ký sáng chế

Theo điều 89 – Luật Sở hữu trí tuệ số 11/VBHN-VPQH ngày 08/7/2022
1.Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

C. Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội hoặc hai Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Công ty cổ phần tư vấn BIGPRO!

 

quantri
ADMINISTRATOR
PROFILE

Có thể bạn quan tâm

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Những trường yêu cầu được đánh dấu bởi *

Bài viết mới

Tác giả

Bình luận nhiều